Chi phí đầu tư thiết bị tự động hóa là một vấn đề quan trọng và được nhiều doanh nghiệp quan tâm trước khi thực hiện tự động hóa nhà máy của doanh nghiệp. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà tự động hóa mang lại, tuy nhiên để nó đi vào hoạt động và vận hành hiệu quả thì không dễ dàng. Đặc biệt về vấn đề chi phí, doanh nghiệp cần lên kế hoạch cụ thể để không gặp khó khăn trong quá trình tự động hóa.
1. Thiết bị tự động hóa là gì?
Thiết bị tự động hóa là một loại thiết bị sản xuất được sử dụng để tự động thực hiện một số hoạt động sản xuất. Các loại thiết bị bao gồm robot công nghiệp, băng tải và các thiết bị đặc biệt như máy nâng, máy lật. Các thiết bị này thay thế con người làm các công việc lặp đi lặp lại, đòi hỏi nhiều sức lực, hay trong môi trường nguy hiểm. Các ngành công nghiệp đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, con người và nâng cao năng suất hiệu quả công việc nhờ các thiết bị tự động hóa.
Thiết bị tự động hóa được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp ô tô, sơn hoàn thiện, hàng không vũ trụ, công nghiệp thực phẩm.
2. Chi phí đầu tư thiết bị tự động hóa là bao nhiêu?
2.1. Chi phí trả trước cho thiết bị tự động hóa
Mặc dù có nhiều lợi ích khi đầu tư vào các giải pháp, thiết bị tự động hóa và việc tiết kiệm chi phí trong tương lai có thể rõ ràng, tuy nhiên khoản chi phí đầu tư thiết bị tự động hóa ban đầu là không hề nhỏ. Để việc đầu tư có lợi nhất có thể, chúng ta cần lập kế hoạch chiến lược và ngân sách cho các thiết bị tự động hóa trong tương lai.
Tổng chi phí đầu tư thiết bị tự động hóa phụ thuộc vào quy mô nhà máy, số lượng và mục đích mà chúng ta sử dụng như thế nào. Tuy nhiên chi phí trung bình cho một thiết bị mới có thể dao động từ 28.000 đô la cho một cánh tay robot độc lập đến hàng trăm nghìn đô la và cao hơn thế đối với một thiết bị tự động hóa hoàn toàn trong hệ thống công nghiệp.
Mặc dù đó chỉ là một con số gần đúng, nhưng đây là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi xem xét quá trình tự động hóa.
2.2. Chi phí thiết kế và xây dựng
Chi phí trả trước chỉ là một phần của việc mua thiết bị tự động hóa, điều quan trọng là cần phải kiểm tra chi phí đầu tư thiết bị tự động hóa của các khía cạnh thiết kế và xây dựng của giao dịch mua. Bạn nên lưu ý rằng thời gian để thiết kế và chế tạo một chiếc máy có thể mất rất nhiều thời gian, trung bình từ 20 đến 55 tuần tùy thuộc vào độ phức tạp của thiết bị đó. Phần lớn các thiết bị tự động hóa đều cần được đặt thiết kế để phù hợp với diện tích lắp đặt, chức năng và mục đích sử dụng của từng nhà máy.
2.3. Chi phí bảo trì
Chi phí bảo trì và phụ trợ là những yếu tố quan trọng cần quan tâm khi xét về chi phí đầu tư thiết bị tự động hóa. Khi các thiết bị được bảo trì, sửa chữa và bảo dưỡng thích hợp, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài thêm nhiều năm trước khi cần phải thay thế. Chúng ta cần lên lịch bảo trì cho các thiết bị thường xuyên để phát hiện lỗi, vấn đề cần khắc phục, để không làm gián đoạn quá trình hoạt động, làm việc của nhà máy. Nếu không kiểm tra thường xuyên thì khi các thiết bị đã bị lỗi, hỏng quá nặng – lúc này chi phí sửa chữa sẽ rất cao và có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
3. Lợi ích của các thiết bị tự động hóa
- Các thiết bị tự động hóa cho phép các nhà máy hoạt động 24/07 để sản xuất hàng loạt liên tục. Do đó, nó nâng cao năng suất và giảm thời gian sản xuất.
- Các thiết bị tự động không mệt mỏi như con người. Họ không cảm thấy buồn chán và mất tập trung trong công việc. Vì vậy, chúng không mắc nhiều lỗi. Tự động hóa công nghiệp làm giảm lỗi và giúp nâng cao tiêu chuẩn chất lượng.
- Tính linh hoạt cao: Các thiết bị tự động được lập trình để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Khi có đổi mới trong quy trình và phương pháp sản xuất, các thiết bị có thể cập nhật và thực hiện được.
- An toàn: Một số môi trường công nghiệp có nhiều rủi ro khi làm việc. Nhiều quy trình công nghiệp sử dụng hóa chất mạnh hoặc điện áp cao để sản xuất hàng hóa. An toàn của người lao động và người vận hành có thể là một mối quan tâm trong những trường hợp như vậy. Trong một số trường hợp, các công ty phải cung cấp khoản bồi thường tài chính lớn trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động. Hệ thống tự động hóa công nghiệp giúp dây chuyền sản xuất an toàn cho người vận hành làm việc. Robot xử lý tất cả các công việc nguy hiểm.
4. Sản phẩm thiết bị tự động hóa của Anttek Việt Nam
Công ty cổ phần thiết bị Anttek Việt Nam chuyên cung cấp thiết bị tự động hóa như băng tải và robot tự hành AGV các loại.
4.1. Băng tải
Đến với Anttek, quý khách sẽ được chuyên viên kỹ thuật tư vấn thiết kế, bản vẽ chi tiết cũng như đưa ra phương án giá để khách hàng lựa chọn loại sản phẩm tốt, chất lượng.
Sau khi khách hàng đã thống nhất được bản vẽ, thiết kế với kỹ thuật, Anttek Việt Nam sẽ tiến hành gia công theo bản vẽ đã đề ra. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc gia công, lắp đặt băng tải, Anttek luôn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khắt khe, sản phẩm vận hành tốt, đảm bảo hoàn thành giao hàng đúng tiến độ.
Các loại băng tải của Anttek:
- Băng tải con lăn
- Băng tải PVC
- Băng tải xích
- Băng tải xoắn ốc
- Băng tải công nghiệp
- Băng tải nghiêng
4.2. Robot tự hành AGV
Đối với robot tự hành AGV chúng tôi có nhiều loại với các chức năng khác nhau. Các nhân viên kỹ thuật để thiết kế và chế tạo ra AGV phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Sản phẩm được test thử trước khi giao đến tận tay khách hàng, đội ngũ kỹ thuật luôn sẵn sàng hỗ trợ khi AGV gặp sự cố trong quá trình vận hành.
Các loại AGV của Anttek:
- Xe AGV kéo hàng
- Xe AGV vận chuyển kho
- Xe AGV tự cấp, tự lấy hàng
- AGV-phụ kiện
Anttek Việt Nam là đơn vị uy tín với nhiều năm kinh nghiệm luôn đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với chi phí hợp lý. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn đặt hàng ngay vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Lô 6, Cụm CN Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0968.116.229-086.998.2628
Email:khoi.pd@anttekvietnam.com
Website: anttekvietnam.vn
Chi phí đầu tư thiết bị tự động hóa có thể là lý do khiến nhiều doanh nghiệp ngập ngừng và lo ngại khi muốn đầu tư vào tự động hóa. Tuy nhiên sau khi thấy được những lợi ích và hiệu quả của tự động hóa trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất, nhiều doanh nghiệp bước đầu đã mạnh dạn đầu tư các thiết bị tự động hóa. Đây là dấu hiệu tốt cho việc phát triển nền công nghiệp tự động hóa hoàn toàn trong tương lai.